top of page

“Nóc Nhà” Là Gì Mà Ai Cũng Tôn Trọng Vậy? What does "Nóc Nhà" mean that everyone respects so much?



Nóc nhà (n): house roof 

Trước hoặc sau mỗi cuộc tụ tập cùng bạn bè, phái nam sẽ thường đùa nhau rằng “đã hỏi ý kiến nóc nhà chưa?”, “không sợ nóc nhà à?”. Chẳng biết từ khi nào, cụm từ “nóc nhà” đã xuất hiện và lại trở nên phổ biến như vậy. Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (08/03) vừa mới qua, chúng mình viết một blog mới và các bạn hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thú vị của “nóc nhà” nhé! 

It's pretty common for guys to jokingly ask each other things like "Have you asked your nóc nhà (the house roof)?" or "Are you scared of nóc nhà?" before or after hanging out with friends. We have no idea how or when the word "nóc nhà" became so popular. By the way, International Women's Day (March 8) just passed, and we've written a new blog discussing the interesting meaning behind the word "nóc nhà." Let's dive in and explore its significance together!  



Nóc nhà là gì? What does "Nóc nhà" mean?

Theo nghĩa đen, nóc nhà (mái nhà) là phần cao nhất, nằm trên cùng của ngôi nhà và có công dụng che chắn nắng mưa. Tuy nhiên, ngày nay “nóc nhà” còn mang một nghĩa khác. Trong tình yêu, từ này thường được phái nam dùng để chỉ người yêu hoặc người bạn đời của mình theo một cách hài hước. Trong xã hội hiện đại, phụ nữ có vai trò rất quan trọng, vì thế “nóc nhà” không nhất thiết phải là đàn ông  nữa. 


What does “nóc nhà” mean? 

So, what does “nóc nhà” (house roof) mean? Well, literally speaking, it's the top part of a house that provides protection from the sun and rain. But nowadays, "nóc nhà" carries another meaning. In romantic contexts, men often use this word humorously to refer to their partner or spouse. In today's society, women play crucial roles, so "nóc nhà" doesn't necessarily refer only to men anymore. 


Quan niệm “nóc nhà” xưa và nay

Khái niệm này bắt nguồn từ câu “con có cha như nhà có nóc” của người Việt xưa để nói về trách nhiệm và sự quan trọng của người đàn ông trong gia đình. Trước đây, nam giới đóng vai trò là trụ cột, là nóc nhà của gia đình. Họ là nguồn kinh tế chính của gia đình, là người đưa ra mọi quyết định quan trọng và có thể coi là người có quyền nhất trong nhà. Chẳng hạn chồng nói vợ nghe, cha dạy bảo con cái phải vâng lời. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ý nghĩa này đã không còn phù hợp nữa và mọi người không còn sử dụng nhiều như trước đây. Lý do là bởi phụ nữ ngày càng giỏi giang, địa vị xã hội của họ cũng ngày càng cao. Ở xã hội hiện đại, phụ nữ có thể làm được cả những công việc của nam giới, họ vừa phát triển sự nghiệp của ban thân vừa chăm lo được cho gia đình. Khi vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng, người trụ cột trong gia đình không nhất thiết phải là phái nam nữa. Nóc nhà cũng không hẳn phải là người đàn ông nữa. Con không có cha thì vẫn được mẹ che chở, chăm sóc đủ đầy. Từ đó, “nóc nhà” dần được dùng nhiều hơn để chỉ người phụ nữ, người vợ hoặc người bạn gái. Người đàn ông gọi nửa kia của mình là nóc nhà không phải vì sợ mà để thể hiện sự tôn trọng, tình cảm và sự nghiêm túc trong mối quan hệ. Khi người phụ nữ được coi là “nóc nhà” còn thể hiện sự bình đẳng giới, sự thay đổi tư duy nam quyền của xã hội hiện đại. Người phụ nữ không còn bị giới hạn trong khuôn khổ và tục lệ khắc nghiệt ngày xưa. 


The concept of “nóc nhà" in past and present times 

The concept of “nóc nhà" in past and present times originates from an ancient Vietnamese proverb "con có cha như nhà có nóc" symbolizing the responsibility and significance of men within the family structure. Historically, men assumed the role of breadwinners and served as the cornerstone of the family. They were the primary economic providers, held sway over important decisions, and often held the most authoritative position within the household. For instance, husbands would dictate terms to their wives, and fathers would instill obedience in their children. However, in contemporary society, this notion has evolved and is no longer as prevalent as it once was. This shift is attributed to the increasing competence and elevated social standing of women. In today's world, women are capable of undertaking roles traditionally held by men, advancing their careers, and fulfilling familial duties. Consequently, the designation of the breadwinner within a family is no longer inherently male, and the traditional concept of the "roof" (nóc nhà) has shifted. Even in the absence of a father figure, mothers are fully capable of providing protection and care for their children. As a result, the term "nóc nhà" has gradually come to represent a woman, wife, or girlfriend. When a man refers to his significant other as his "nóc nhà," it's not an expression of dominance but rather signifies respect, affection, and commitment within the relationship. Embracing women as the "nóc nhà" underscores the principles of gender equality and reflects a departure from archaic, male-centric ideologies in modern society. Women are no longer confined by antiquated norms and conventions, heralding a more inclusive and progressive era.


Vậy Nóc nhà phổ biến từ khi nào? When did “nóc nhà” become popular?

Vào tháng 10 năm 2020, chương trình Rap Việt mùa 1 vừa phát sóng ca khúc “Giàu vì bạn, sang vì vợ” của rapper MCK, lập tức từ nóc nhà trở thành viral trên mạng xã hội. 

In October 2020, during the airing of the first season of Rap Viet, the track titled "Giàu vì bạn sang vì vợ" by rapper MCK gained immediate traction across various social media platforms.


Nghe bài hát/Listen to the song here

Chữ “mái” ở đây có thể hiểu là cái mái nhà, hoặc là mái trong trống/mái, chỉ giới nữ. Nhà nào mà chẳng có mái nghĩa là nhà nào mà chẳng có phụ nữ. “Định luật” này có ngoại lệ, nhưng quan trọng hơn, MCK đang muốn mang đến thông điệp rằng “đội vợ lên đầu” không phải là “sợ vợ”, đó là tôn trọng người phụ nữ của mình, là điều hiển nhiên. 

In this context, “nóc nhà” can be interpreted as either the physical structure atop a building or as a metaphorical representation of a woman, particularly in the sphere of companionship. A dwelling devoid of a roof symbolizes the absence of a female presence. While exceptions to this concept exist, MCK primarily intends to convey the notion that honoring and cherishing one's spouse is not a sign of weakness but rather an act of profound respect. 

Từ cách gọi hài hước đó cho thấy sự bình đẳng nam nữ. Giờ đây, địa vị xã hội của phụ nữ được nâng lên. Họ không còn ở nhà và chỉ lo việc bếp núc, gia đình. Việc nhà giờ đây chẳng phải là trách nhiệm, bổn phận của một mình người phụ nữ mà là của tất cả mọi người. Người đàn ông cũng nên chia sẻ việc nhà với người bạn đời của mình. Những tư duy phong kiến khô khan, trọng nam khinh nữ trong quá khứ đã không còn phù hợp.

Through this playful nomenclature, the principle of gender equality is underscored, signaling a societal shift wherein the status of women is elevated. No longer confined to traditional domestic roles revolving solely around household chores and familial duties, women are increasingly recognized as equals in both professional and personal spheres. The antiquated, patriarchal attitudes of yesteryears, which favored men and marginalized women, are deemed outdated and incongruous with contemporary values.

Có thể bạn chưa biết, tại Việt Nam, đến năm 2020 đã có tới 70% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Các vị trí quản lý cấp cao do phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm chiếm 27%, cao hơn trung bình thế giới. Tuy nhiên, lao động nữ vẫn tập trung ở những ngành nghề có thu nhập thấp. Và hơn 50% phụ nữ Việt Nam vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. It may come as a surprise to some that in Vietnam, as of 2020, approximately 70% of women are active participants in the workforce. Notably, Vietnamese women occupy senior managerial positions at a rate of 27%, surpassing the global average. Nonetheless, there persists a disproportionate concentration of female laborers in low-paying occupations, and regrettably, over 50% of Vietnamese women continue to endure instances of domestic abuse.

Cách dùng nóc nhà phản ánh sự thay đổi trong góc nhìn của giới trẻ về vai trò của nữ giới, nhưng con đường mang lại sự công bằng, bình đẳng cho họ trong xã hội vẫn còn dài.

The utilization of the "roof" metaphor exemplifies a shifting paradigm among younger generations regarding the societal role of women. However, the journey toward achieving genuine equity and parity for women in all facets of society remains an ongoing endeavor, laden with challenges and obstacles yet to be surmounted.


Cách dùng từ “nóc nhà”? How to use the word “nóc nhà”?

  • “Ông đi nhậu đã hỏi nóc nhà chưa đấy Nhà là phải có nóc đấy nhé!”

  • “Bố ơi! Con muốn mua cái xe này

Để bố về hỏi nóc nhà mình đã nhé.”


Các bạn thấy từ vựng tiếng Việt thật phong phú và thú vị đúng không? Qua thời gian, ngôn từ đã thay đổi, được mọi người sử dụng linh hoạt hơn. Hãy tìm hiểu các khóa học tiếng Việt tại Easy Peasy Vietnamesy để có thêm nhiều kiến thức về tiếng Việt cũng như văn hóa Việt Nam nhé! Tạm biệt các bạn!

By the way, isn't Vietnamese vocabulary fascinating? Words evolve over time, taking on new meanings and uses. If you're intrigued, consider checking out some Vietnamese courses at Easy Peasy Vietnamesy! It's a great way to dive deeper into the language and culture.

Alrighty then, catch you later!

25 views0 comments
bottom of page